Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Thuốc vào cơ thể bênh nhân qua nhiều đường khác nhau như: uống, tiêm, ngoài da, niêm mạc,....với bất kỳ đường dùng nào thì nếu thực hiện đúng thì cũng sẽ đem lại sự an toàn với cơ thể và đạt hiệu quả cao.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên trong dùng thuốc sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.
dieu-duong-vien-huong-dan-dung-thuoc
1. Dùng thuốc cho người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
1.1. Tác phong làm việc phải chính xác, khoa học và có trách nhiệm.
1.2. Trung thành với chỉ định của Bác sĩ, nếu nghi ngờ phải hỏi lại.
1.3. Tuyệt đối không được thay đổi y lệnh.
1.4. Sắp xếp thuốc theo thứ tự, dễ tìm, tránh nhầm lẫn.
1.5. Thuốc độc A, B phải để ngăn riêng trong tủ có khóa.
1.6. Thuốc dùng ngoài da để xa thuốc uống.
1.7. Kiểm tra thuốc hàng ngày nếu có thuốc kém chất lượng, cận hạn dùng phải đổi ngay ở khoa Dược.
1.8. Kiểm kê bàn giao thuốc cẩn thận sau mỗi ca làm việc.
2. Nguyên tắc chung khi cho người bệnh dùng thuốc
2.1. Trước khi người bệnh dùng thuốc:
2.1.1. Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh.
2.1.2. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
2.1.3. Kiểm tra thuốc:
  • Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh.
  • Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo ngay với Bác sỹ điều trị hoặc Bác sỹ trực.
2.1.4. Chuẩn bị phương tiện và thuốc
  • Chuẩn bị đủ phương tiện cho người bệnh dùng thuốc, nếu thuốc uống phải có: khay thuốc, nước uống hợp vệ sinh, lọ đựng thuốc uống theo giờ cho từng người bệnh.
  • Phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy.
  • Chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc.
  • Chuẩn bị dung dịch tiêm cho người bệnh phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo quy định của nhà sản xuất.
2.2. Trong khi dùng thuốc cho người bệnh, Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên phải:
2.2.1. Ðảm bảo an toàn tính mạng và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh.
2.2.2. Phải tập trung tư tưởng cho việc dùng thuốc, sao chép y lệnh phải thật chính xác tránh nhầm lẫn, dùng thuốc đúng theo chỉ định của Bác sĩ điều trị.
2.2.3. Thực hiện 3 kiểm tra (Họ tên người bệnh; Tên thuốc; Liều lượng thuốc), 5 đối chiếu ( Số giường, số buồng; Nhãn thuốc; Chất lượng thuốc hiện tại; Ðường dùng thuốc; Thời gian dùng thuốc) và đảm bảo 5 đúng (Đúng người bệnh; Đúng thuốc; Đúng liều dùng; Đúng đường dùng; Đúng thời gian dùng thuốc).
2.2.4. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.
2.2.5. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị, trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
Dung-thuoc-an-toan-dung-cach
3. Sau khi người bệnh dùng thuốc
3.1. Theo dõi người bệnh:
  • Theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các tác dụng không mong muốn và những biểu hiện bất thường của người bệnh. Báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị, ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.
  • Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng phụ của thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
3.2. Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
3.3. Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
3.4. Xử lý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho người bệnh theo đúng quy định.
4. Quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng
4.1. Thuốc trong tủ trực thuốc cấp cứu phải theo đúng danh mục và cơ số đã được phê duyệt và được bảo quản theo đúng quy định và yêu cầu của nhà sản xuất.
4.2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ cần quản lý, bảo quản theo quy định hiện hành.
4.3. Điều dưỡng viên được phân công nhận thuốc: kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, chất lượng, dạng bào chế của thuốc trong phiếu lĩnh thuốc khi nhận thuốc từ khoa Dược và khi bàn giao thuốc cho điều dưỡng chăm sóc.
4.4. Điều dưỡng viên khi phát hiện sử dụng nhầm thuốc, mất thuốc, thuốc hỏng cần báo cáo ngay cho người quản lý cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời và đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm.
4.5. Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong (sau đây gọi chung là xuất viện) được tổng hợp, có xác nhận của trưởng khoa lâm sàng hoặc người được trưởng khoa lâm sàng ủy quyền bằng văn bản và trả lại khoa Dược trong vòng 24 giờ. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ dư ra phải lập biên bản và trả thuốc theo quy định hiện hành.
4.6. Tổng hợp thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao của từng người bệnh trước khi ra viện; chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh toán viện phí.
4.7. Thực hiện bàn giao số lượng thực tế về thuốc và dụng cụ cho kíp trực sau và ghi Sổ bàn giao thuốc thường trực và Sổ bàn giao dụng cụ thường trực.
4.8. Nghiêm cấm việc cá nhân vay, mượn, đổi thuốc tại khoa lâm sàng.
cao-dang-dieu-duong-xet-hoc-ba-cap-3-nam-2015
5, Địa điểm Đăng ký học Cao đẳng Điều dưỡng:
Thí sinh nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng 115 – Nhà N1 – 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần Cầu vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại liên hệ: 0466.750.010 – 0964.011.243

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

GD&TĐ - Thuốc là hỗn hợp các chất tạo nên dùng cho việc phòng và chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người nên Bộ Y tế đặc biệt chú trọng chất lượng đào tạo Dược sĩ bán thuốc.



Dược phẩm là gì? Dược sĩ làm công việc gì?

Sản phẩm của ngành Dược gọi là thuốc, Dược sĩ là người làm công tác chuyên môn hoạt động liên quan đến thuốc.

Công việc của Dược sĩ không chỉ là bán thuốc theo đơn của Bác sĩ mà Dược sĩ còn tham gia vào quá trình điều trị cho người bệnh thông qua việc theo dỗi việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Tùy thuộc vào trình độ đào tạo và năng lực, Dược sĩ có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sau.

Dược sĩ làm công tác quản lý về Thuốc

Dược sĩ làm việc trong lĩnh quản lý về Dược, chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống ngành Dược theo sự phân cấp của Nhà nước từ tuyến Trung ương như Cục quản lý Dược của Bộ Y tế. Ở tuyến địa phương thì Dược sĩ có thể làm việc tại các phòng nghiệp vụ Dược, Phòng quản lý ngành nghề Y dược của tư nhân, các trung tâm Y tế cấp huyện …

Dược sĩ làm việc trong các cơ quan nghiên cứu Dược phẩm

Dược sĩ công tác trong lĩnh vực nghiên cứu Dược tại các viện nghiên cứu như: Viện Dược liệu, kiểm nghiệm, vệ sinh dịch tễ, Y học cổ truyền, Khoa Dược lâm sàng Bệnh viên, phòng nghiên cứu của các công ty và xí nghiệp về Dược phẩm.

Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối và lưu thông thuốc

Thuốc sử dụng trong việc phòng và điều trị bệnh ở Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu, vì vậy nhiều Dược sĩ lựa chọn kinh doanh, phân phối thuốc để khởi nghiệp. Lĩnh vực này sẽ cực kỳ hấp dẫn đối với những bạn yêu thích công việc kinh doanh. Ngoài ra, Dược sĩ có thể làm việc tại chính quầy bán lẻ thuốc tân dược do chính mình làm chủ đầu tư.

Nếu đam mê nghề Dược và muốn trở thành Dược sĩ thì các bạn phải theo học chuyên ngành Dược tại các như: Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y – Dược Thành Phố Hồ Chí Minh …Nếu khả năng chưa cho phép thi đỗ Đại học ngành Dược, các bạn có thể đăng ký học Dược sĩ trung cấp tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội, là Trường uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Dược sĩ bán thuốc GPP theo chuẩn của Bộ Y tế.

Với phương châm là tập trung mọi nguồn lực tốt nhất cho việc đào tạo chuyên sâu ngành Dược, để khi học viên tốt nghiệp sẽ vững vàng kiến thức về thuốc, tinh thông kỹ năng marketing nghề Dược, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối Dược phẩm là những ưu thế nổi trội của Dược sĩ tốt nghiệp Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển bản thân người học.

Thời gian đào tạo Trung cấp Dược – Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur

Căn cứ theo thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban quy định về thời gian đào tạo Dược sĩ trung cấp từ 1 đến 2 năm áp dụng tùy theo từng đối tượng người học như sau:

Học 2 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THPT, văn bằng tương đương BTVH cấp 3).

Học 10 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe như Điều dưỡng, Y sỹ đa khoa, Y sỹ y học cổ truyền, Y sỹ YHDP, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Phục hình răng…).

Học 12 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, sư phạm, luật…).

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Dược sỹ trung cấp

Người học khi tốt nghiệp – Phân Hiệu Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur cấp bằng Dược sĩ trung cấp hệ chính quy và được tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của Bộ Y tế và có thể học lên Đại học Dược hệ chuyên tu nếu có nguyện vọng học tiếp ở bậc học cao hơn.


Địa chỉ Trường trung cấp y khoa Pasteur: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở)

Điện thoại Dược sĩ tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Phòng tuyển sinh trung cấp Dược tại Tp.Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0280.6556333

Quy định tại thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 55 ban hành ngày 21/04/2015 về hình thức tuyển sinh liên thông Cao đẳng, Đại học có gì thay đổi? Hình thức liên thông Cao đẳng, Đại học là thi tuyển hay xét tuyển?

Thông tư 55 ban hành cuối năm 2012 trước đó đã quy định liên thông CĐ, ĐH chính quy bắt buộc phải tham gia kỳ thi “ba chung” cùng với kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy. Quyết định này từng gây phản ứng mạnh mẽ từ lãnh đạo nhiều trường CĐ, ĐH và từ các thí sinh có nguyện vọng liên thông. Chính vì vậy mà quy mô đào tạo liên thông giảm mạnh trong những năm gần đây. Kéo theo, số lượng thí sinh thi vào CĐ, Trung cấp cũng sụt giảm trầm trọng vì cánh cửa liên thông sau đó quá chặt, nên không hấp dẫn người học.


Có bắt buộc phải thi liên thông Đại học Dược và Cao đẳng Dược nữa hay không?

Theo PGS.TS Đặng Quang Việt – Phó vụ trưởng giáo dục ĐH – Bộ GDĐT cho biết thông tư sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 04/06/2015. Các trường tuyển sinh liên thông CĐ, ĐH có thể tự chọn hình thức tuyển sinh là thi tuyển hay xét tuyển. Nhưng phải đảm bảo đủ ba môn thi bao gồm: Môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành (thực hành nghề nghề).

Các cở sở giáo dục ĐH phải công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh trước 3 tháng. Trong đó, hình thức xét tuyển áp dụng sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Liên thông Cao đẳng Dược “nới lỏng” trong “khuôn khổ”

Mặc dù cánh cửa liên thông đã được nới rộng hơn, nhưng Bộ GD&ĐT đã lập “hàng rào chắn” chặt chẽ hơn với kỳ thi này so với các năm trước đây và so với chính dự thảo công bố trước đó.

• Các trường Cao đẳng ngành Dược được tổ chức thi liên thông tối đa 2 lần trong một năm.

• Các trường Dược phải xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh liên thông không trái với các quy định tại quy chế thi THPT quốc gia, quy chế tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hay hệ vừa học vừa làm.

• Trong ngành Dược tổ hợp môn xét tuyển tuyển sinh liên thông CĐ Dược chính quy sẽ trùng với tổ hợp môn thi dùng cho tuyển sinh CĐ chính quy.

• Hình thức xét tuyển liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội hoàn toàn không bắt buộc phải áp dụng khung chung giống điểm xét tuyển của tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy.

• Thí sinh chỉ được xét trúng tuyển khi đạt mỗi môn thi từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10), có nghĩa là 3 môn phải đạt trên 15 điểm.

• Chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng Dược học Hà Nội phải nằm trong tổng chỉ tiêu truyển sinh hệ chính quy, cũng như hệ vừa học vừa làm của nhà trường và không vượt quá 15% tổng chỉ tiêu hàng năm đối với mỗi ngành nói chung. (không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu hàng năm đối với những nhóm ngành không phải là nhóm ngành sức khỏe)

THÔNG BÁO TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC LIÊN THÔNG NĂM 2015

Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là Trường trực thuộc Bộ GD-ĐT quản lý đạt chuẩn Quốc gia trong lĩnh vực đào tạo Dược sĩ cao đẳng. Căn cứ kế hoạch tuyển sinh năm 2015 của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Nhà trường thông báo tuyển sinh Cao đẳng Dược hệ liên thông thời gian học thứ 7 chủ nhật dành cho đối tượng vừa học vừa làm như sau:


1. Đối tượng dự thi: đã tốt nghiệp Dược hoặc KTV Dược trình độ Trung cấp sau thời hạn 36 tháng.

Môn thi tuyển dành cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp đủ thời hạn 36 tháng

• Thi môn Toán
• Thi môn Hóa phân tích
• Thi môn Chuyên ngành

 Đối tượng dự thi tốt nghiệp Dược hoặc KTV Dược TCCN chưa đủ thời hạn 36 tháng

• Thi môn Toán
• Thi môn Hóa
• Thi môn Lý

2. Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Cao đẳng Dược

• Thí sinh có bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược loại hình đào tạo chính quy đủ 36 tháng trúng tuyển, được đào tạo và đã tích luỹ đủ số đơn vị tín chỉ theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng Cử nhân Cao đẳng Dược loại hình đào tạo chính quy.

• Thí sinh có bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược loại hình đào tạo vừa làm vừa học trúng tuyển, được đào tạo và đã tích luỹ đủ số đơn vị tín chỉ hoặc niên chế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng Cử nhân Cao đẳng Dược loại hình đào tạo vừa làm vừa học.

3. Thời gian học bổ sung kiến thức và ôn thi:

Thời gian hướng dẫn ôn thi: Thông báo vào ngày nộp hồ sơ.

4. Địa điểm thi tuyển: Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ

5. Chương trình và thời gian đào tạo liên thông Cao đẳng ngành Dược

Được tổ chức theo hệ thống tín chỉ cho 2 loại hình đào tạo chính quy và vừa làm vừa học.

6.Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến chủ nhật.

7. Hồ sơ Cao đẳng Dược gồm:

• Hồ sơ thi tuyển sinh Cao đẳng mua tại văn phòng tuyển sinh Nhà trường.
• 01 bản sao bằng tốt nghiệp THPT cấp 3
• 01 bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp
• 01 bản sao bằng bảng điểm trung cấp chuyên nghiệp
• 02 ảnh 3x4

8. Địa chỉ liên hệ đăng ký tuyển sinh học Cao đẳng Dược liên thông năm 2015.

Tại Tỉnh Phú Thọ: Số 2201 Đại lộ Hùng Vương - Gia Cẩm - TP.Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Tại TP Hà Nội: Phòng tuyển sinh 115 Nhà N1 - Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.(Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện Thoại liên hệ : 0466.895.895 – 0964.524.343

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Trường Cao Đẳng Công nghệ Thương Mại Hà Nội tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy năm 2015

Theo quy chế tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2015, việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung ngành Dược năm 2015 đã cho thí sinh nhiều cơ hội trúng tuyển nguyện vọng 2 Cao đẳng Dược. Khoa Dược Trường cao đẳng Công nghệ Thương Mại Hà Nội thông báo xét tuyển Cao đẳng ngành Dược theo phương án tuyển sinh riêng của Nhà trường.


  • Phương thức tuyển sinh Cao đẳng Dược dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông giúp cho học sinh sớm định hướng ngành nghề của mình trong tương lai.
  • Phương thức xét tuyển Dược sĩ cao đẳng dựa vào kết quả mà quá trình học sinh tích lũy ở bậc trung học phổ thông sẽ hạn chế được rủi ro trong các kỳ thi tuyển sinh.
  • Phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học ở các nước phát triển trên thế giới.
  • Đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Dược Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội giàu kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề.
  • Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học.
Căn cứ vào Luật Giáo dục đại học và các quy định tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy năm 2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Phương án tuyển sinh Khoa Y Dược Trường Cao đẳng công nghệ và Thương Mại Hà Nội năm 2015 như sau:
1. H Cao đng Dược chính quy:  Có hai phương thc tuyn sinh, c th như sau:
a, Phương thc 1. Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và ngưỡng điểm tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngành tuyn, mã ngành cao đng Dược: Dược    C720401 
Môn xét tuyển:  Toán, Lý, Hóa (Khối A) hoặc Toán, Hóa, Sinh (Khối B)
Tiêu chí xét tuyn Cao đng ngành Dược hc:
  • Nhà trường chỉ xét tuyển thí sinh dự thi ở cụm thi do các trường đại học chủ trì.
  • Chỉ xét tuyển đối với những thí sinh thi ở cụm thi do trường Đại học chủ trì đạt kết quả thi từ ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Quy trình xét tuyn Dược sĩ Cao đng:
Hồ sơ, thời gian đăng ký xét tuyển và quy trình xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyên tc xét tuyn: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lấy từ cao xuống thấp.
Ngun tuyn sinh: tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước.
b, Phương thc 2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT, bổ túc THPT của thí sinh đã tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT:
Ngành đào to cao đng Dược: C720401
2. Tiêu chí xét tuyn Cao đng Dược hc
Người học phải đáp ứng các tiêu chí sau:
  • Đã tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT
  • Điểm trung bình học tập của cả năm lớp 12 đạt 5.5 trở lên.
  • Xếp loại hạnh kiểm lớp 12 từ loại khá trở lên.
    Tính điểm  xét tuyển (ĐXT): ĐXT = Điểm trung bình cả năm lớp 12
    ĐXT: Điểm xét tuyển ≥ 5.5
    Điểm trúng tuyển (ĐTT) = ĐXT + ĐƯT/3 (điểm ưu tiên)
Nguyên tc xét tuyn: Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành.
3. H sơ xét tuyCao đẳng Dược Hà Nội
  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
  • Học bạ THPT (02 bản photo công chứng).
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm 2015 (02 bản photo công chứng).
  • 4 ảnh cỡ 3×4 (chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).2 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của thí sinh.
  • Các giấy tờ ưu tiên (bản photo công chứng) (nếu có)
4. L phí xét tuyn Cao đng Dược
Thực hiện thu lệ phí theo quy định hiện hành 30.000đ/hồ sơ.
5. Thi gian np h sơ, xét tuyn
Nhà trường nhn h sơ tt c các ngày t th 2 đến ch nht.
Thí sinh nộp hồ sơ tham gia xét tuyển trong thời gian quy định của từng đợt xét tuyển đều có giá trị xét tuyển như nhau, kết quả xét tuyển không phụ thuộc vào việc nộp trước hay nộp sau trong cùng một đợt xét tuyển.
cao-dang-duoc-ha-noi
6. Đa đim np h sơ xét tuyn Cao đng Dược hc Hà Nôi:
Thí sinh nộp trực tiếp tại Văn Phòng tuyển sinh của Khoa Y Dược – Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội tại: S 101 Tô Vĩnh Din – Khương Trung – Qun Thanh Xuân – Hà Ni. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Hoặc thí sinh có thể gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện đến địa chỉ Phòng tuyn sinh 623 Nhà N6 tng 2 s S 101 Tô Vĩnh Din – Khương Trung – Qun Thanh Xuân – Hà Ni. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Đin Thoi liên h : 0466.895.895 – 0964.524.343
Nguồn: http://trungcapykhoapasteur.com/cao-dang-duoc-ha-noi-tuyen-sinh-nam-2-15-xet-tuyen-nguyen-vong-2/

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đề án có nêu "chú trọng đào tạo Dược sĩ lâm sàng"

hoi-thao-nang-cao-chat-luong-dao-tao-duoc-si-lam-sang
Cũng theo đề án, nghiên cứu mô hình hệ thống tổ chức ngành Dược theo hướng quản lý tập trung, toàn diện dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cong người. Trong thời gian tới nhà nước sẽ chú trọng đầu tư một số dự án như: Dự án xây dựng nâng cấp các trung tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc (BA/BE) đạt chuẩn, đề án thành lập 2 trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ sinh học và Biosimilar trong lĩnh vực Dược, dự án xây dụng trung tâm Dược lý lâm sàng ...
Một trong những giải pháp được đề ra tại chiến lược này là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược. Chú trọng đào tạo Dược sĩ lâm sàng để mục tiêu đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó Dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. Đồng thời, thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khá khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng, sâu, vùng xa, biên giới hải đảo,
Dược lâm sàng là gì?
Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong Y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa Y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của Dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và  vật dụng Y tế.
Dược lâm sàng bao gồm tất cả các dịch vụ mà người Dược sĩ lâm sàng thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đon và được sử dụng
Phân biệt "Dược lâm sàng" với "Dược"
Môn học "Dược" nhấn mạnh trên kiến thức về tổng hợp, hóa học và bào chế thuốc
"Dược lâm sàng" thiên về việc phân tích các nhu cầu của đông đảo người dùng mong muốn đối với thuốc, các cách dùng thuốc và tác động của thuốc trên bệnh nhân
Như vậy Dược lâm sàng có sự dịch chuyển trọng tâm từ thuốc sang đối tượng dùng thuốc. Thúc đẩy việc dùng thuốc, vật dụng Y tế đúng và hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả của thuốc cho từng bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu các chi phí điều trị thuốc cho hệ thống Y tế quốc gia và cho bệnh nhân.
duoc-si-lam-sang

Chức năng và nhiệm vụ chính của Dược sĩ lâm sàng

Các hoạt động của Dược lâm sàng có thể tác động đến việc dùng thuốc ở 3 mức độ khác nhau:
1. Trước khi kê đơn
- Các thử nghiệm lâm sàng
- Danh mục thuốc
- Thông tin Thuốc
Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, quyết định thuốc nào đủ tiêu chuẩn để lưu hành trên thị trường, phân loại thuốc nào được đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.
2. Trong khi kê đơn
- Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng
- Giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác của thuốc, các phản ứng bât lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc
- Phải giám sát điều trị đến liều lượng thuốc có phạm vi điều trị hẹp
- Dược sĩ cộng đồng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc không cần kê đơn (OTC)
3. Sau khi kê đơn
- Giao tiếp và tư vấn bệnh nhân
- Chuẩn bị danh sách thuốc cho từng bệnh nhân
- Đánh giá sử dụng thuốc
- Nghiên cứu kết quả
- Nghiên cứu Dược kinh tế
Dược sĩ lâm sàng có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn
Dược sĩ lâm sàng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa bệnh viên đến cộng đồng và ngược lại, đảm bảo tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.
Để trở thành Dược sĩ Lâm sàng bạn hãy liên hệ Khoa Dược - Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học.
xem thêm: Hồ sơ đăng ký học trung cấp Dược
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến Chủ nhận hàng tuần vào giờ hành chính 
Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng 623 - Nhà N6 - 101 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04.6296.6296 - 09.8259.8259

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Chắc hẳn trong chúng ta khi nhắc đến Dược sĩ thì ai cũng sẽ nghĩ đến Dược sĩ tại các quầy thuốc. Nhưng có thể bạn chưa biết phạm vi hoạt động của nghề dược rộng lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn. 

duoc-si-nghien-cuu-thuoc
Ngành Dược là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất nước.

Tùy thuộc vào trình độ, sở thích và năng lực cá nhân, bạn có thể tham gia vào các lĩnh vực Dược khác nhau. Phân loại vị trí Dược sĩ trong lĩnh vực Dược:

1. Công nhân Dược: làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy Dược phẩm, lao động kỹ thuật hoặc làm trong dây truyển sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị.
2. Dược tá (Dược sơ cấp): có thể làm việc trong các xí nghiệp như công nhân, cũng có thể giúp việc cho Dược sĩ, cấp thuốc ở khoa Dược trong bệnh viện.
3. Dược sĩ trung học: Được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành Dược với vai trò là trợ lý của Dược sĩ Đại học. Khởi đầu từ một dược sĩ trung học, bạn hoàn toàn có thể tự học hỏi, rèn luyện kiến thức và theo học để trở thành Dược sĩ Đại học.
4. Dược sĩ đại học: bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của ngành Dược, khi đã là Dược sĩ đại học thì cơ hội chọn công việc của bạn vô cùng phong phú, lĩnh vực chủ yếu:
  • Quản lý nhà nước về Dược: Làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Dược, nghĩa là bạn đang chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành Dược của đất nước. Để làm việc trong lĩnh vực này ngoài kiến thức chuyên môn trong ngành Dược, bạn còn phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác tùy thuộc vào vị trí cụ thể.
  • Nghiên cứu Dược phẩm: Đây là lĩnh vực rất tốt để bạn cống hiến sức lực và trí tuệ như:
    +  Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc: cây cỏ, hóa chất ...
    + Bào chế: từ nguyên liệu làm thành chế phẩm thuốc đật tiêu chuẩn chất lượng.
    + Nghiên cứu tác dụng của thuốc mới: dược lý, sinh lý, độc tính ...
    + Động dược học: nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể ...
    + Sinh Dược học: nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong con người đến tác dụng của thuốc ...
  • Sản xuất thuốc (Đông dược và Tân dược): Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang diễn ra phổ biến ở nước ta. Hiện tại thuốc nhập khẩu đang chiếm ưu thế tại nước ta với giá cả rất cao. Vì vậy lĩnh vực sản xuất thuốc mang nhãn hiệu "made in Việt Nam" với giá cả hợp với túi tiền người dân nước đang ngày càng được quan tâm đầu tư.
  • Phân bố lưu thông thuốc:  đây là khâu thiết yếu để thuốc  có thể đến tay mọi người trong xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Quy trình phân phối thuốc hiện nay được thực hiện từ Trung ương đến địa phương và tới từng người bệnh. Nếu bạn là người có một chút "máu kinh doanh" thì đây chắc chắn là một lĩnh vực hấp dẫn với bạn. Nhưng bạn đừng quên, trong nghề Dược là một dược sĩ chân chính thì " Y đức phải được đặt lên hàng đầu"
truong-trung-cap-y-khoa-tuyen-sinh-trung-cap-duoc
Ngoài ra, bạn có thể làm trong những lĩnh vực sau:
  • Kiểm nghiệm chất lượng thuốc;
  • Quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện;
  • Kết hợp với Bác sĩ trong việc kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh (Dược lâm sàng);
  • Pha chế thuốc theo đơn của Bác sĩ;
  • Quảng cáo và tiếp thị thuốc;
  • Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp  Y Dược;
  • Làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nếu yêu thích nghề Dược và muốn trở thành Dược sĩ bạn có thể đăng ký học tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur với thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm như sau:

  • Học 3 năm: áp dụng cho những đối tượng đã tốt nghiệp THCS (lớp 9). Trong đó học viên được bổ túc văn hóa 1 năm để hoàn thiện chương trình PTTH (cấp 3);
  • Học 2 năm 3 tháng: áp dụng cho những đối tượng học xong lớp 12, nhưng trượt tốt nghiệp. Trong đó học viên được bổ túc 3 tháng để hoàn thiện chương trình PTTH (cấp 3).
  • Học 2 năm: áp dụng cho những đối tượng đã tốt nghiệp PTTH, BTVH hoặc các văn bằng tương đương cấp 3.
  • Học 12 tháng: áp dụng cho các đối tượng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học các nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật ...
  • Học 10 tháng: áp dụng cho các đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học các nhóm ngành sức khỏe như: Dược sĩ, Y sĩ đa khoa, Y học cổ truyển, hộ sinh trung cấp, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, phục hình răng ...
Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Dược bạn có thể liên thông Đại học Dược
duoc-si-tu-van

Hồ sơ đăng ký học Trung cấp Dược sĩ như sau:

  • 01 sơ yếu lý lịch ghi đầy đủ các mục, có dán ảnh, có dấu xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức (nếu đối tượng là học viên đang đi làm);
  • 02 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp PTTH hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời;
  • 02 bản sao công chứng bằng hoặc bảng điểm đối với những đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học (hệ văn bằng 2 học chuyển đổi Trung cấp Y Dược 1 năm);
  • 02 bản sao công chứng học bạ;
  • Bản sao giấy khai sinh;
  • 04 ảnh 3x4 cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ tên, địa chỉ và số điện thoại của thí sinh.
  • Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
Địa chỉ văn phòng tuyển sinh: phòng 623 - Nhà N6 - 101 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội (gần ngã 4 sở)
Điện thoại: 04-6296-6296 hoặc 0982-598-259

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Lấy vợ Dược sĩ? điều này chưa từng tồn tại trong suy nghĩ của tôi. Ngày xưa khi yêu, tôi không có khái niệm chọn ngành nghề  người con gái mình yêu. Cũng không rõ ngành nghề nào là có lợi, nghề nào không. Cứ chiều theo cảm xúc của mình. Nhưng bây giờ khi đã có gia đình và người vợ kề vai sát cánh với tôi là một Dược sĩ tôi mới thấm thía câu " Lấy vợ Dược sĩ Yên tâm cả đời "


nghe-duoc-si
Tôi đã từng đọc trên báo câu chuyện vợ chồng chị Dương Thị Hồng Nhưng và vận động viên khuyết tật Trần Mai Anh, tôi rất thán phục nhưng cũng không tránh khỏi hoài nghi, bởi vì tôi không nghĩ cô gái xinh xắn, công việc ổn định lại đang có nhiều người theo đuổi lại quyết định yêu và lấy người đàn ông khuyết tật. Mặc dù đọc là vậy, thán phục là vậy nhưng trong suy nghĩ tôi vẫn nghĩ chắc là báo chỉ viết thế cho có tình tiết hấp dẫn thôi. Nghĩ bụng mình cả năm trời mới ốm một lần, chỉ là cúm qua qua mới đi mua được vài viên thuốc uống thì dược sĩ làm sao đủ ăn tiêu, chi trả cuộc sống. Lúc đấy tôi cũng chưa xác định sẽ lấy người làm nghề gì cho đến năm thứ nhất đại học, tôi đến nhà cậu bạn cùng khoa nhưng khác khối vì tôi thi khối A còn cậu ấy thi khối D, gặp em gái cậu ta đang ôn thi. Tôi lại học giỏi Toán, đúng khối em gái bạn đang ôn thi, thế là nó nhờ tôi gia sư cho em nó. Tôi đồng ý luôn vì thấy em nó dễ thương lắm, lại ngoan. Vì có tình cảm và bản thân cảm thấy hơi say nắng nên tôi hăng hái lắm, truyền đạt một cách say mê không mệt mỏi để ra dáng với bạn và gây sự chú ý của em nó. Sau 5 tháng chỉ dạy nhiệt tình, em nó thi đại học thành công, đỗ trường Dược với điểm Toán tuyệt đối. Sau đó một thời gian thì tôi cũng cưa đổ em, em tên là Giang.
Sau khi học đại học dược xong. Giang ra đi làm khoảng hơn 1 năm sau thì chúng tôi cưới nhau. Vợ tôi giờ làm chuyên viên cho một công ty dược của nước ngoài. Thời gian làm việc hành chính, có thời gian chăm sóc gia đình dù không thực sự nhàn rỗi như một số nhân viên hành chính khác. Tuy nhiên, tôi thấy rất nhiều điểm tích cực từ nghề của cô ấy. Cô ấy được đi nước ngoài nhiều, tiếp xúc với các chuyên gia nên trình độ thăng tiến rất nhanh. Việc đi lại cũng cho cô ấy tầm hiểu biết rộng, khả năng ngoại ngữ tốt, mối quan hệ tương đối nhiều. Làm cho tập đoàn nước ngoài nên lương của vợ tôi khá cao, tình hình tài chính của gia đình vì thế rất ổn định.
duoc-si-vo-trung-cap-y-khoa-pasteur
Hơn nữa bằng Dược sĩ của cô ấy có giá vì nhiều người muốn mở hiệu thuốc đều muốn vợ tôi đứng tên. Nói không quá, tiền cho thuê bằng của cô ấy nếu cứ tận dụng thì đem lại lợi ích không hề nhỏ. Tuy nhiên vợ tôi lại không làm như thế. Cô ấy sử dụng chính mặt tiền nhà tôi để đăng ký hiệu thuốc với tiêu chuẩn GPP gì đó và đứng lên làm chủ hiệu. Ngoài thời gian đi làm vợ tôi lại đứng bán, còn lúc đi làm cô ấy thuê người trông coi hộ. Thu nhập từ cửa hàng thuốc nhà tôi so với nhiều ngành kinh doanh khác không bằng song nếu tích kiệm cũng được kha khá. Tôi cũng kiếm ra tiền nhưng quả thực kinh tế gia đình tôi, một tay vợ cáng đáng hết. Song cô ấy không phải vì thế mà lại coi khinh chồng như nhiều người từng nghĩ về các bà vợ giỏi giang hơn chồng. Ngược lại, vợ tôi biết điều, ăn nói nhẹ nhàng, dễ nghe, chăm sóc sức khỏe gia đình từng ly từng tí. Vợ có trình độ nên việc dạy con cái cũng khá ổn. Cô ấy cũng hướng cho con sau này theo nghề cô ấy.
Tôi thực sự thấy mình may mắn vì có một người vợ tốt. Ai cũng bảo tôi sướng, điều đó làm tôi tự hào hơn về vợ. Quả thực, tôi đảm bảo lấy vợ Dược sĩ sẽ yên tâm cả đời, đúng như nhiều người đã nhận xét. Nếu được khuyên, tôi vẫn khuyên đàn ông nên tìm vợ làm Dược sĩ mà lấy song nhiều khi tìm chưa chắc đã được. Cứ để tự nhiên may ra còn có cơ hội thành sự thật như tôi chẳng hạn.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Học Y sĩ đa khoa có được liên thông lên bác sĩ chính quy hay không? Điều kiện để liên thông lên Bác sĩ như thế nào và học ở đâu tốt? Là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đã gửi thư và gọi điện đến bộ phận tư vấn của Trường Trường cấp Y khoa Pasteur. Để đáp ứng nguyện vọng của các bạn có có cùng thắc mắc, Trường Trung cấp Y khoa Pasteur sẽ giải đáp những băn khoăn đó của các bạn.


hoi-thao-y-ta-dieu-duong
Y tá điều dưỡng và mơ ước trở thành bác sĩ

Vì sao Trung cấp Y sĩ đa khoa lại thu hút được nhiều thí sinh?

Nghề Y là nghề có sức hút mãnh liệt, nó được thể hiện qua các đợt tuyển sinh, điểm thi đầu vào các trường Đại học Y khoa luôn đứng top nhất nhì trong số các trường đại học. Để có thể thi đỗ vào các Trường Đại học Y khoa thì thí sinh phải có kết quả điểm thi đầu vào cao chót vót, không phải ai cũng có thể đạt được. Tuy nhiên, giấc mơ trở thành bác sĩ không vì đó mà dập tắt, họ có thể đăng kí học Trung cấp Y sĩ đa Khoa hệ chính quy tuyển sinh năm 2015. Sau khi tốt nghiệp trung cấp Y sĩ đa khoa  sẽ được liên thông lên Đại học - Bác sĩ chuyên tu khi đã đủ các điều kiện để liên thông theo đúng quy định của Bộ Y tế và Bộ GDĐT.

Bạn đã biết Hồ sơ dự tuyển liên thông từ Y sĩ đa khoa lên bác sĩ chính quy  bao gồm những gì chưa?

- Một phiếu đăng ký dự thi có sự xác nhận đồng ý cho dự thi và theo học của cơ quan nơi thí sinh làm việc hoặc cơ quan quản lý Y tế từ các cấp sở Y tế hoặc tương đương trở lên.
- Các bản sao hợp pháp các giấy tờ liên quan tới quá trình học tập của bản thân như sau:
  1. Bản sao bằng tốt nghiệp, bảng điểm các môn học trong chương trình đào tạo Trung cấp (đối với hệ liên thông từ trung cấp), cao đẳng (đối với liên thông từ cao đẳng) Y, Dược theo đúng chuyên ngành phù hợp.
  2. Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH tương đương (bằng cấp 3).
  3. Bản sao giấy khai sinh.
  4. Bản sao giấy xác nhận thâm niên chuyên môn do cơ quan nơi thí sinh đang làm việc hay cơ quan quản lý Y tế từ cấp Sở Y tế hoặc tương đương trở lên cấp.
  5. Giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên tuyển sinh của cơ quan có thẩm quyền.
  6. Giấy xác nhận có đủ sức khỏe để học tập do cơ sở Y tế khám, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.
  7. 4 ảnh 4x6 chụp không quá 6 tháng.
Đối với các thí sinh thuộc khu vực 3 dự tuyển sinh đào tạo Bác sĩ và Dược sĩ phải có thêm một trong các giấy tờ sau:
  • Bản sao giấy tờ xác nhận là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bản sao hợp pháp giấy tờ quyết định phân công công tác, giấy tờ xác nhận thời gian trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh nhiễm HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh phong, bệnh lao và công tác trong các lĩnh vực pháp Y, Y tế dự phòng, trực tiếp sản xuất, pha chế dược phẩm, vác xin, sinh phẩm Y tế.

Thi liên thông từ Y sĩ đa khoa lên bác sĩ chính quy phải thi những môn gì?

  • -3 môn: Toán học, hóa học hoặc sinh học và chuyên môn(Đối với chương trình đào tạo đại học và cao đẳng Y, Dược từ trình độ trung cấp).
  • - 2 môn: Môn Y học cơ sở và môn chuyên ngành (Đối với chương trình đào tạo đại học Y từ trình độ cao đẳng).
Trong đó:
  • Môn Y học cơ sở thì đề thi được xây dựng từ nội dung các môn cơ sở thuộc vào phần giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hiện hành của Bộ Y tế và phù hợp với ngành dự thi.
  • Môn chuyên môn thì đề thi được xây dựng từ nội dung các môn chuyên môn trong chương trình đạo tạo trình độ cao đẳng (đối với các trường hợp liên thông từ cao đẳng), trung cấp (đối với các trường hợp liên thông từ trung cấp) hiên hành của Bộ Y tế và phù hợp với ngành dự thi.
  • Lưu ý: Hàng năm theo quy định thì mỗi trường chỉ được phép tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ Đại học và Cao đẳng Y, Dược từ trình độ cao đẳng và trung cấp duy nhất một lần theo như chỉ tiêu, kế hoạch đã được chấp nhận của năm đó.

Bạn có biết Học Trung cấp Y sĩ đa khoa và liên thông lên bác sĩ chính quy ở đâu tốt không?

y-ta-dieu-duong-chat-luong-truong-pasteur
Khoa Y tá điều dưỡng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur

Có rất nhiều Trường tổ chức đào tạo và tuyển sinh liên thông Y sĩ đa khoa lên Bác sĩ. Nhưng các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu về  Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế PasteurTrường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur đã được thành lập theo quyết định số 305/QĐ - UBND ngày 27/03/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. Cơ sở 1 là ở Ninh Bình và phân hiệu 2 được thành lập theo quyết định số 6458/QĐ của UBND TP Hà Nội. Là trường có uy tín và chất lượng hàng đầu về đào tạo đa ngành về sức khỏe, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực về Y tế cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước. Văn bằng của Nhà trường cấp đều thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia.

Bạn có thể mua và nộp hồ sơ tại văn phòng:Phòng 623 - nhà N6 -  101 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội    (gần Ngã Tư Sở)
Điện thoại: 0466.895.895 - 0964.524.343 (Thầy Quân)

xem thêm : >> Y sĩ đa khoa vì sao hút thí sinh hơn những ngành khác?
           >> tuyển sinh trung cấp Y dược năm 2015